Bài Đón tin tích cực, phố Wall bật tăng trở lại

Bài Đón tin tích cực, phố Wall bật tăng trở lạiChứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại sau 2 phiên sụt giảm đầu tuần, nhà đầu lạc quan khi những tín hiệu tích cực đến từ các báo cáo tài chính quý I được công bố. Bộ Tài chính Mỹ quyết định mở rộng nhóm đối tượng được hưởng cứu trợ từ gói kế hoạch 1.200 tỷ đôla

Kết thúc giao dịch, chỉ số Dow Jones cộng thêm 47,55 điểm tương ứng 0,6%, chốt phiên tại 8.837,11 điểm. Chỉ số này đã trượt 3% giá trị sau 2 phiên sụt giảm hồi đầu tuần. Standard & Poor 500 cũng ghi nhận mức tăng khá 1,2%, đóng cửa lên 825,16 điểm. Nasdaq Composite tăng 29,05 điểm (tăng 1,9%) lên 1.590,66 điểm. Phiên này cứ 4 mã cổ phiếu quay đầu tăng giá mới có 1 mã giảm.

Theo tin từ Wall Street Journal, chính phủ Mỹ có thể sẽ sớm đưa ra gói kế hoạch cứu trợ cho ngành bảo hiểm, mở rộng nhóm đối tượng được hưởng lợi từ gói kế hoạch giải cứu thị trường tài chính 1.200 tỷ đôla, thông báo chính thức sẽ được Bộ Tài chính đưa ra trong một vài ngày tới. Để được nằm trong nhóm này, các công ty bảo hiểm phải đáp ứng được điều kiện có cổ đông sáng lập là các ngân hàng hoặc các quỹ tín dụng của chính phủ.

Cổ phiếu các công ty bảo hiểm được giao dịch sôi động nhất thị trường khi hàng loạt các lệnh mua lớn được đổ vào cho đến hết phiên. Giá cổ phiếu công ty bảo hiểm Lincoln National Inc tăng kỷ lục 33% giá trị. Các mã khác như Prudential hay Hartford cũng tăng mạnh với biên độ 7,7% và 13,5%.

Làn sóng thâu tóm và sát nhập trong thời kỳ khủng hoảng đã lan rộng tới mọi lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế Mỹ. Thương vụ thâu tóm 1,3 tỷ đôla giữa Pulte Homes với Centex đã hình thành một tập đoàn xây dựng lớn nhất nước Mỹ. Giá cổ phiếu Centex lập tức tăng mạnh 19% lên 9,06 đôla.

Cổ phiếu ngân hàng, bảo hiểm lại thu hút sự quan tâm của giới đầu tư Mỹ. Ảnh: AP

Nhóm ngành công nghệ là điểm sáng lớn nhất thị trường, khi báo cáo kết doanh của khối vẫn đầy triển vọng bất chấp nhu cầu của thị trường đang sụt giảm. Hãng sản xuất linh kiện máy tính Juniper Networks Inc công bố mức lợi nhuận quý I đạt như kiến ban đầu bất chấp doanh số bán hàng có giảm trong những tháng đầu năm. Giá Juniper leo dốc mạnh 12%. Cổ phiếu công ty sản xuất chip Spansion tăng vọt 52,6% sau khi có tin hãng điện tử Sam Sung của Nhật chi 70 triệu đôla mua lại những bản quyền sáng chế của tập đoàn này.

Cùng ngày, báo cáo mới nhất được đưa ra từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, các nhà kinh doanh bán lẻ đã thu hẹp quy mô giao dịch hàng hóa trong tháng 2 xuống mức thấp nhất trong hơn 17 năm. Trái lại, doanh số bán hàng đã tăng trở lại kể mùa hè năm ngoái. Dấu hiệu cho thấy các nhà phân phối trong nước đã dần kiểm soát lại được thị trường.

Chứng khoán châu Âu tăng điểm với niềm vui chung của chứng khoán Mỹ. Giá kim loai tăng, cổ phiếu các công ty khai mỏ là động lực chính dẫn dắt thị trường trong phiên này. Thông tin tích cực đến từ thị trường Mỹ vào cuối phiên đã tái xác lập xu thế tăng của thị trường.

Chỉ số chứng khoán khu vực Stoxx 600 ghi thêm 0,3% số điểm lên 184,02 điểm. Có 14 trên 18 thị trường khu vực Euro tăng điểm phiên này với biên độ dưới 1%. Chỉ số CAC 40 của Pháp và DAX 30 của chứng khoán Đức đồng loạt tăng điểm với biên độ lần lượt là 0,65% và 0,82% giá trị. Chứng khoán Anh là một trong 4 thị trường rơi vào vùng đỏ phiên thứ 3 trong tuần, khi chốt phiên FTSE 100 giảm nhẹ 5,0 điểm tương ứng 0,13%, chốt tại 3.925,52 điểm.

Chứng khoán châu Á đồng loạt chìm sâu vào sắc đỏ, nỗi hoang mang khi mùa báo cáo kinh doanh quý I được mở màn bằng hàng loạt các con số âm. Sự thoái lui của cổ phiếu ngành tài chính, khai mỏ cũng ghóp phần đẩy thị trường giảm sâu. Nhà đầu tư cổ phiếu dấy lên những quan ngại, khi bối cảnh suy thoái toàn cầu sẽ tác động mạnh đến doanh thu của các công ty niêm yết trong quý I/2009.

Chỉ số MSCI châu Á đã mất 2,2% khi kết thúc phiên trên thị trường Tokyo, xuống 84,82 điểm. Cứ 5 cổ phiếu quay đầu giảm điểm mới có 1 mã tăng. Tính chung từ đầu năm 2009, chỉ số này đã tuột 5,3% giá trị.

Cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản công bố mức thặng dư thương mại trong tháng 2 giảm kỷ lục 50,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nikkei 225 đóng cửa ghi nhận mức giảm mạnh 237,84 điểm (giảm 2,7%), chốt phiên tại 8.595,01 điểm. Chứng khoán Nhật đón nhận tín hiệu đầu tiên trong mùa báo cáo kinh doanh bằng các con số âm đến từ khối công nghệ khi nhà sản xuất ti vi LCD lớn nhất nước này Sharp công bố mức thua lỗ (1,3 tỷ đôla) lớn ghấp đôi so với dự kiến, khép lại năm tài khóa 2008 tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ khi Sharp được niêm yết năm 1956. Giá cổ phiếu Sharp trượt 6,1% giá trị

Tại Sydney, sau báo cáo thua lỗi quý 2 liên tiếp của tập đoàn sản xuất nhôm lớn nhất thế giới Alcoa đến từ Mỹ trong phiên giao dịch một ngày trước đó, A&P ASX 200 phiên này chứng kiến sự tuột dốc mạnh của cổ phiếu khối khai mỏ, khi liên tiếp 2 hãng khai mỏ lớn nhất nước này là Alumina Ltd và BHP Billiton trượt 6,4% và 2,8% giá trị. Chứng khoán Úc khép lại với biên độ giảm 2,3% số điểm.

Các thị trường chính trong khu vực cùng rơi vào xu thế mất điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong và Kospi của Hàn Quốc cùng có mức trượt 3% giá trị. Chứng khoán Trung Quốc đại lục phiên này dẫn đầu đà sụt giảm khi chốt phiên Shanghai Composite giảm 3,8% xuống 2.347,39 điểm, mức thấp nhất trong hơn 1 tuần qua.

Nguyễn Hùng (Theo Bloomberg, CNBC)

 

Bài viết liên quan


Phố Wall phục hồi
Kiếm tiền từ thị trường chứng khoán khủng hoảng Niềm tin trở lại phố Wall Giới đầu tư Mỹ hoang mang về kế hoạch 1.000 tỷ USD

Nguồn: viencanh.com Đón tin tích cực, phố Wall bật tăng trở lại

Bình luận về bài viết này