Robot cũng thất nghiệp khi kinh tế khó khăn

Robot cũng thất nghiệp khi kinh tế khó khănNgay cả những nhân công hiệu quả nhất thế giới cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình trạng này có thể được thấy rõ tại Nhật Bản.

Doanh số bán xe hơi và các mặt hàng công nghệ cao trên phạm vi toàn cầu khiến các nhà sản xuất phải ngưng nhiều dây truyền tự động hoá. Tại Nhật, các “nhân công” robot cũng đang phải trải qua một thời kỳ khó khăn nhất từ trước đến nay.

Tại một nhà máy của Yaskawa Electric, nhà cung cấp robot công nghiệp hàng đầu Nhật Bản, nhiều dây truyền sản xuất đã bị “đóng băng” do không có đơn đặt hàng mới. Tình trạng này chắc chắn sẽ còn kéo dài khi sản lượng công nghiệp của Nhật đã sụt giảm tới 40% trong thời gian qua.

Nhiều dây truyền robot công nghiệp tại Nhật phải ngừng hoạt động. Ảnh: NYTimes

Lợi nhuận của của Yaskawa đã giảm khoảng 6,9 tỷ yen (tương đương đương 72 triệu USD) trong tài khoá 2008 và tiếp tục được dự báo lỗ trong năm nay. “Chúng tôi chịu một đòn quá nặng”, ông Koji Toshima, chủ tịch của Yaskawa cho biết.

Theo số liệu của Hiệp hội Robot Nhật Bản, lợi nhuận mà của ngành công nghiệp robot nước này đã giảm 33% trong quý IV năm 2008 và 59% trong quý I năm 2009. Theo ông Tetsuaki Ueda, nhà nghiên cứu của tổ chức Fuji Keizai, thị trường robot tại Nhật có thể sụt giảm khoảng 40% trong năm nay.

Năm 2005, có hơn 370 000 robot làm việc trong các nhà máy của Nhật Bản, chiếm khoảng 40% lượng robot công nghiệp trên toàn cầu và đạt tỷ lệ 32 robot trên 1.000 công nhân. Với chính sách về công nghệ được đề ra năm 2007, Chính phủ Nhật hy vọng sẽ đạt được con số 1 triệu robot công nghiệp vào năm 2025. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến mục tiêu này khó trở thành hiện thực.

Ngay cả các nhà sản xuất robot dân dụng cũng lâm vào tình cảnh khó khăn. Tháng 1 vừa qua, Sytec Akazawa đã phải đệ đơn phá sản chưa đầy 1 năm sau khi công ty này cho ra đời mẫu robot biết đi PLEN. Roborior, mẫu robot quản gia vốn được đánh giá rất cao của Tmsuk cũng phải vật lộn để tìm kiếm khách hàng mới sau khi không đạt được tới 1/3 doanh số kỳ vọng.

áda
Các mẫu robot dân dụng cũng ế ẩm do giá quá đắt. Ảnh: NYTimes

Mặc dù được coi là giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề dân số già của Nhật Bản nhưng do giá bán quá cao, các robot dân dụng khó tìm chỗ đứng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Với giá bán 4.000 USD, My Spoon, mẫu robot giúp người già và người khuyết tật có thể ăn của công ty Secom cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. Mitsubishi Heavy Industry thậm trí còn không thể bán được một sản phẩm nào của mẫu robot giúp việc nhà Wakamaru do giá cả “trên trời”.

Đặc biệt thành công với mẫu robot khủng long Pleo khi bán được hơn 100.000 sản phẩm và thu về hơn 20 triệu USD nhưng công ty Ugobe vẫn suýt rơi vào trình trạng phá sản với món nợ hàng triệu USD. Hãng điện tử Sony cũng quyết định không tung ra phiên bản tiếp theo của “chú chó” nổi tiếng Aibo sau khi xét thấy cái giá 2.000 USD là không thực tế vào thời điểm hiện tại.

Bất chấp những khó khăn trước mắt, theo nhiều chuyên gia, đầu tư vào robot vẫn là một việc làm đáng giá trong chiến lược dài hạn. Fuji Heavy Industry cho biết đã tiết kiệm được khoảng 6 triệu Yen trong vòng 3 năm qua do sử dụng robot làm công việc vệ sinh. “Robot có thể làm việc cả ngày lẫn đêm mà không biết phàn nàn. Bạn cũng có thể tiết kiệm điện thắp sáng và lò sưởi do robot không cần đến chúng”, ông Kenta Matsumoto, người phát ngôn của Fuji cho biết.

Nhật Minh (theo NYTimes)

 

Bài viết liên quan


Công nhân hết việc đi quét rác, trồng rau

Sếp bị dọa ‘xử’ vì sa thải nhân viên

Nỗ lực lớn của Nhật Bản nhằm vực dậy kinh tế

‘Suy thoái kinh tế thế giới có thể kéo dài hơn dự kiến’

Nguồn: viencanh.com Robot cũng thất nghiệp khi kinh tế khó khăn

Bình luận về bài viết này